DANH MỤC

Khám phá sự thật rằng liệu son môi ăn được không

Lượt xem: 3267 - Ngày: 06/02/2017

Mọi phụ nữ đều muốn mình trông thật xinh đẹp và quyến rũ hơn. Và son môi chính là thứ không thể thiếu trong túi xách của họ để đi bất kỳ nơi đâu. Các ý tưởng make-up đều chắc chắn là không thể bỏ qua những đôi môi ngọt ngào với chút màu sắc phù hợp với cả trang phục. Hiểu được sự quan tâm của chị em dành cho son, Khải Thiên Phú với bài viết này sẽ đi tìm hiểu xem son môi có ăn được không nhé.

son-moi-an-duoc-khong-1

 1. Thành phần của một cây son bình thường

Trước tiên, để đánh giá việc “gặm” một thỏi son như vậy có sao không thì ta cần biết thành phần của nó như thế nào.

Các hãng sản xuất son trên thế giới, dù có cho thứ gì vào đi nữa thì một thỏi son của họ cũng phải tạo thành từ các thành phần cơ bản như sau:

Đầu tiên là sáp. Đây là thành phần chủ yếu của son, có vai trò tạo hình và độ cứng cho thỏi son. Trong đó, loại sáp phổ biến nhất là sáp ong và sáp candelilla (sáp làm từ một loại cây cọ thuộc châu Phi), hoặc sáp carnauba (làm từ cọ Brazil) đối với một số loại son đắt tiền.

son-moi-an-duoc-khong-2

Tiếp theo là dầu, có vai trò bôi trơn, giúp cho việc đánh son trở nên dễ dàng. Dù là son handmade hay son công nghiệp thì hầu hết đều sử dụng dầu thực vật. Một số loại son còn dùng cả mỡ động vật như mỡ heo hoặc bò.

Cuối cùng là chất tạo màu và chất chống oxy hóa (thường là cồn) để bảo quản son lâu hơn. Và đây mới là thành phần phức tạp nhất. Dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong son (khoảng 5%) nhưng một cây son thông thường của các hãng có thể chứa tới hàng trăm thành phần hóa học khác nhau để tạo màu, tạo độ bóng và độ bám.

 2. Một số tác hại từ son môi

Gây bệnh tim

Son môi còn bao gồm một chất gọi là triclosan, được sử dụng làm chất bảo quản rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu cho rằng triclosan gây nên bệnh tim và các bệnh liên quan. Hóa chất này cũng là nguyên nhân làm nổi lên rất nhiều những lo lắng về khả năng nó khiến cho vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh sau đó biến thành siêu khuẩn.

Gây rối loạn nội tiết, ngộ độc kim loại

Nhiều nghiên cứu cho thấy màu son môi sáng có thể chứa một loạt hóa chất gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe như các bệnh về cơ, rối loạn nội tiết tố hay ngộ độc kim loại nặng, cũng như các rủi ro về dị ứng và viêm khớp…

Các hóa chất đã được tìm thấy trong son môi có thể gây nguy hại cho sức khỏe thường là parabens, methacrylate, chì và cadmium.

 3. Một số lời khuyên với những cây son

son-moi-an-duoc-khong-3

– Trong khi bôi son, bạn không nên ăn hoặc uống, nếu thực sự cần, nên tẩy trang hết son môi trước lúc ăn, rồi tô lại. Hạn chế tối đa đánh son lớp này đè chồng chéo lên lớp khác nhiều lần trong cùng một ngày, và đặc biệt nhất là tất cả các loại son đậm màu, và rửa kỹ càng bờ môi sau khi tẩy trang.

– Chị em nên chọn những loại son hữu cơ, bởi chúng không hề chế tạo bằng chất tạo màu công nghiệp.

– Nên hạn chế tối đa sử dụng son dạng thỏi, và chuyển sang dùng son bóng (lip gloss) hay lip tint đơn giản bởi vì chúng sở hữu màu sắc nhạt hơn.

Hiện này trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng trôi nổi mà vẫn chưa bị thu hồi hay kiểm soát, do đó các chị em phải thật sự cẩn trọng trong việc tìm mua các sản phẩm mỹ phẩm nói chung, đặc biệt là son nói riêng vì chúng bôi trực tiếp lên những phần nhay cảm của cơ thể.

Một số thông tin thêm về son môi xin vui lòng truy cập son smile 25.

 

CÁC TIN LIÊN QUAN